Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

BIẾT NGƯỜI ĐỂ DÙNG


BIẾT NGƯỜI ĐỂ DÙNG


     Khảo cứu tướng cách con người để biết ai sẽ chết non, chết yểu hay trường thọ, hoặc ai sẽ giàu nức cách hay nghèo nàn. Người naò có đạo đuức tài năng, người nào ngay thẳng, thật thà … để mà kết bạn, cùng mưu toan việc lớn.
   
    Khổng Minh (thời tam quốc) một nhà binh lược, chính trị luừng danh trong tướng uyển như sau:
“Tính người thật khó hiểu, dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lỗi, kẻ trong hiền lành nhu thuận mà vô đạo. Kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ, kẻ trong rất hùng dũng nhưng nhát sợ, kẻ có vẽ thật tâm lực mà rất bất trung”.

  • Tuy nhiên biết người cũng có baỷ cách:
  • Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết chí hướng;
  • Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết biến thái;
  • Lấy mưu trí trị họ để trông thấy kiến thức;
  • Nói cho họ những khó khăn để xét đức dũng;
  • Cho họ uống rượu say để dò tâm tính;
  • Đưa họ vào lợi lộc để biết sự liêm chính;
  • Hẹn công việc với họ để dò chữ tín.

     Thuật biết người của Khổng Minh xây dựng trên hai điểm căn bản:

Hình tướng: Phải học tướng pháp để khỏi lầm cái hình dạng dung mạo bên ngoài.

Tâm tướng: Cách phát hiện tâm tính người khác trong khoảnh khắc.
   
      Khi hùn vốn buôn bán, làm kỹ nghệ cho đến việc kết bạn làm chính trị … Có từ 2 người trở lên đều phải xét hình tướng và tâm tướng của họ. Nếu thấy có một chút phản tướng thì phải đề phòng hoặc loại trừ, không khéo thì tất cả hỏng hết – Gống như lổ  kiến nhỏ làm vỡ đê vậy.

Cần chú ý 4 dạng người sau đây:

     Nguời “bé gan” thì mục châu (con nguơi) nhỏ mà vàng. Toàn mắt đen và vàng không rõ rệt, nó lờ mờ. Mũi ngắn, thân hình dài hơn chân, nói lao xao nhưng không thực. Mặt trắng bệch, tính tình tham lam thích thủ lợi (chỉ cần phạm một tướng nêu trên là không dùng được).
    
    Lông mày thưa, xương mặt dưới lông mày không gò lên mà lõm xuống, hai mắt đột lộ lại đỏ. Trông bất cứ vật gì hoặc ngước lên hoặc nhìn xuống, không dám nhìn thẳng. Lưỡng quyền nằm ngang, quá cao ép bên cái mũi không tương xứng. Mũi vẹo, mũi không đầy đặng, mũi móc câu. Trên lưỡng quyền có vài vết nhăn đi ngược – đó là tướng của những tên phản trắc.
  
     Tướng người hiêú sắc thì thần của 2 mắt bao giờ cũng lờ đờ như say rựu (tuý nhãn). Nêú sóng mắt lúc naò cũng rạt rào (dâm mắt). Mắt vui ưa nhìn nhưng chứa chất tính hoan hỉ tình ái (đào hoa nhãn).
Tướng loại người gian điêu thì mắt không đau mà lúc nào cũng đỏ. Hai mắt khuyết hẳn. Nhưng nguy hiểm nhất là tướng khoằm tựa mỏ diều hâu (mặc dù tướng mũi như thế là dạng người “khéo chiều lòng” - chiều lòng người để lấy của người).

Cao phát – theo DĐL

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

HỌC LÀM NGƯỜI

Có một cậu thanh niên, từ ngàn dặm xa xôi tìm đến chỗ một vị tiền bối có trí tuệ thuộc loại nhất nhì thiên hạ, và hy vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo của lão tiền bối để trở thành người có trí tuệ.

Lúc cậu thanh niên đến, lão tiền bối được mệnh danh là trí giả đại sự này, đang quay nước ở giếng. Sau khi nhìn thấy cậu thanh niên liền nói: “Ngươi có thể không nói gì, giữ im lặng 10 phút chờ ta được không?. Nếu làm được vậy, ta sẽ cho dạy cho ngươi, thế nào gọi là trí tuệ”. 
Cậu thanh niên nói: “Chỉ cần im lặng thôi sao? Điều này thật là đơn giản!”. Nói xong, cậu ta liền bấm đồng hồ bắt đầu tính thời gian. 

Thấy cậu thanh niên tính thời gian, vị tiền bối ung dung thả thùng xuống giếng quay nước lên, rồi đổ nước vào thùng lớn ở bên cạnh, cứ như vậy ông quay nước lên rồi đổ vào thùng.
Nhưng lúc này, cậu thanh niên bỗng nhiên lại trợn mắt há mồm, tay chân loạn xạ, liên tục chỉ xuống đất. Lão tiền bối dường như không nhìn thấy gì, vẫn thong thả tiếp tục quay nước đổ vào thùng. Sau 4, 5 lần chỉ trỏ ra ký hiệu mà vẫn không thấy mà vị tiền bối nhận ra, cậu thanh niên không thể chịu đựng được nữa, liền mở miệng hảo tâm nhắc nhở vị tiền bối:

“Trí giả đại sư, ông thật là ngốc, ông không thấy cái thùng bên cạnh chân ông bị thủng một lỗ lớn rồi sao?”. 


Lão tiền bối cúi mặt xuống nhìn xong rồi nói: “Ồ, đúng rồi, nước đổ vào thùng đều chảy ra ngoài hết, thật cảm ơn cậu đã nhắc nhở”. 


Nói xong, lão tiền bối ngẩng đầu lên, và tiếp tục với cậu thanh niên: “Xin thứ  lỗi, cậu có thể đi được rồi, bởi vị cậu còn ngốc hơn cả ta, ngay cả việc giữ im lặng 10 phút cũng không làm được, thì làm sao có thể trở thành người trí tuệ được?”. 

Cậu thanh niên nhìn vào đồng hồ, đúng là chưa đến 5 phút, cậu ta đã mở miệng ra nói rồi. Chỉ vì hành xử theo suy nghĩ của mình mà cậu thanh niên đã lỡ mất cơ hội học hỏi. Thực ra lão tiền bối ngay từ đầu đã biết cái thùng bị thủng rồi, là ông muốn nhắn nhủ với những người đến học rằng, đừng dùng tầm mắt của mình để nhìn thế giới.
Tích lũy tài phú cũng giống như việc lão tiền bối múc nước vào thùng
Nếu đời người giống như một thùng nước lớn, và chúng ta mỗi ngày lấy thùng nhỏ, múc nước đổ vào thùng lớn. Nhưng cái thùng lớn của mỗi người đều bị rò, chỉ là nhiều hay ít, rò nhanh, hay rò chậm mà thôi.
Người có thùng rò nhanh, thì trong thùng lúc nào cũng trống rỗng; người có thùng rò chậm mà lại múc được nhiều nước vào, thì vẫn có thể múc đầy thùng.
Người tích được cả thùng nước lớn, gọi là người giàu; người tích được nửa thùng trở lên được gọi là người có tài sản; người mà nước trong thùng chỉ có chút ít, là người nghèo.
Muốn giàu thì phải học hỏi nhiều, tích lũy được nhiều kiến thức, phải được kiếm nhiều tiền, và tất nhiên chi tiêu phải ít hơn số tiền kiếm được rất nhiều.
Nếu số bạn không được sinh vào gia đình có điều kiện tốt, mà lại không có dũng khí xây dựng sự nghiệp, tức là bạn không có khả năng múc được nhiều nước, thì hãy tìm cách giữ nước lại, làm nó rò đi thật ít, thật chậm, hãy học cách tích lũy tiền. Nếu làm đước như vậy thì bạn vẫn có thể một tiểu phú.

Trở thành một tiểu phú kỳ thực rất dễ! 

Bạn ngưỡng mộ những người có thùng nước đầy, nhưng thùng nước của mình thì mỗi ngày bị rò hết, thì hãy xem chúng ta có nguyện ý im lặng 10 phút hay không. Mỗi ngày hãy dành 10 phút, ghi lại tất cả những khoản chi tiêu của bạn lại, cuối tháng kiểm tra xem tháng này bạn đã đổ vào thùng được bao nhiêu tiền, và đã bị rò ra ngoài bao nhiêu, sau đó hãy cân đối lại chi tiêu tạo ra cho mình một khoảng tích lũy  liên tục và đều đặn.
Trở thành tiểu phú thật đơn giản, nhưng vấn đề là bạn có rèn luyện được thói quen dành dụm tiền hay không?
Nếu bạn không biết tích lũy tiền, thậm chí cho rằng tích tiền cũng không thể trở thành người có tiền, thì bạn cũng giống như người thanh niên đi tìm trí tuệ kia. Vẫn làm theo cách nghĩ đã được hình thành sẵn của mình, đương nhiên sẽ không thể làm giàu.
Không có thói quen quản lý tài chính, cũng giống như thùng bị hổng lỗ lớn, hãy phát hiện sớm, và vá nó lại, ít nhất bạn cũng là một tiểu phú! Chúc bạn có cuộc sống 
hạnh phúc!

 Theo TB today

ĐẠO LÝ TỪ CÂY ĐẠI THỤ

Để trở thành cây đại thụ nhất định là phải trải qua trăm ngàn năm phong sương, mưa tuyết. Cũng vậy, muốn thành công, thì hãy như cây đại thụ, chịu đựng được mọi cay đắng cuộc đời.
1. Trở thành một cây đại thụ, điều kiện thứ nhất: Thời gian
Không có một cây đại thụ nào mà hạt vừa mới gieo trồng xuống, liền lập tức trở thành đại thụ, nhất định cần phải có năm tháng khắc lên vòng tuổi, từng vòng, từng vòng.

Cảm ngộ: Nếu muốn thành công, nhất định phải cho mình thời gian. Thời gian sẽ giúp ta tích lũy và trải nghiệm. 
Kết quả hình ảnh cho cây cổ thụ
2. Trở thành một cây đại thụ, điều kiện thứ hai: Bất động

Cảm ngộ: Nếu muốn thành công, nhất định phải “mặc cho gió táp mưa sa, thì ta vẫn sừng sững bất động”, giữ vững niềm tin, tập trung sức mạnh của nội tâm, ắt sẽ đắc được thành quả! 
Kết quả hình ảnh cho cây cổ thụ
3. Trở thành một cây đại thụ, điều kiện thứ ba: Gốc rễ 
Cây có trăm ngàn vạn rễ, rễ to, rễ nhỏ, đâm sâu xuống lòng đất, “bận rộn” không ngừng hấp thu dinh dưỡng, nuôi mình lớn dần lên. Không có cây đại thụ nào lại không có rễ cả.

Cảm ngộ: Nếu muốn thành công, nhất định phải không ngừng học tập. Không ngừng làm phong phú bản thân mình. Bản thân có nền tảng tốt, thì sự nghiệp mới có thể từ đó mà thăng hoa. 
Hình ảnh có liên quan
4. Trở thành một cây đại thụ, điều kiện thứ tư: Hướng về phía trước

Không có cây đại thụ nào mà chỉ phủ bóng một chỗ nhỏ, thân hình nhỏ bé; nhất định là thân cây phải to lớn, cành lá sum sê, luôn luôn vươn dài ra phía trước. 

Cảm ngộ: Nếu muốn thành công, nhất định phải có chí tiến thủ, luôn hướng về phía trước. Không ngừng vươn về trước mới có bầu trời rộng lớn, từ đó mới có nhiều cơ hội hơn nữa. 
Kết quả hình ảnh cho cây cổ thụ
5. Trở thành một cây đại thụ, điều kiện thứ năm: Hướng về ánh sáng
Không có cây đại thụ nào mà chôn mình nơi tăm tối, tránh né ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời, là hy vọng cho muôn loài cây cối sinh trưởng, cây đại thụ biết điều này, vậy nên luôn tranh thủ hứng lấy nhiều hơn ánh sáng, như thế mới hy vọng có hình dạng cao to…

Cảm ngộ: Nếu muốn thành công, nhất định phải tạo một mục tiêu đúng đắn, cũng vì nó mà cố gắng, có như vậy mới có thể biến ước mơ thành sự thật. 


Bảo An, dịch từ Bannedbook 

KHOE KHOANG CHÍNH LÀ KHIẾM KHUYẾT CỦA KẺ SĨ

Khoe khoang cái gì thì chính là trong lòng đang khuyết thiếu cái ấy

Trải qua những năm tháng lâu dài và những kinh nghiệm thực tế, người xưa đã đúc kết ra những câu triết lý nhân sinh rất ý nghĩa và hữu ích cho người đời sau. Đó như một lời nhắn nhủ người đời sau, giúp họ không mắc phải để tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là một số câu triết lý nhân sinh có thể giúp ích cho mỗi người chúng ta:
1. Việc học tập luôn phải được gia tăng thêm, tâm kiêu ngạo phải được giảm bớt xuống, cơ hội phải kịp thời nắm bắt, lười biếng phải nên được loại bỏ.
2. Khi một người ở vào thời điểm “không còn gì có thể mất”, thì đó chính là thời điểm người ấy bắt đầu được.
3. Khoe khoang cái gì thì chính là trong lòng đang khuyết thiếu cái ấy. Khi một người quá để tâm đến điểm nào thì càng hiển lộ ra rằng bản thân mình đang tự ti ở điểm ấy.
4. Trên thế giới có 1% người nhờ chịu thiệt cái nhỏ mà được cái lợi to lớn. 99% người là muốn chiếm được cái lợi nhỏ mà bị thiệt hại lớn. Đại đa số những người chân chính thành công đều thuộc nhóm 1% người này.
5. Người muốn được làm một người bình thường thì người cản trở sẽ ít. Người muốn được xuất chúng thì người cản trở sẽ nhiều. Không ít người muốn được bình thường là có mối quan hệ hòa ái với những người xung quanh. Trái lại, rất nhiều người muốn xuất chúng sẽ luôn sống trong các mối quan hệ căng thẳng với những người xung quanh mình.
6. Kinh doanh chính sở trường của bản thân sẽ giúp bạn tăng thêm được giá trị tài sản, kinh doanh những lĩnh vực mà bản thân còn thiếu sót thì sẽ khiến giá trị tài sản bị giảm đi.
7. Đem một sự tình biến thành phức tạp thì rất đơn giản, nhưng biến một sự tình thành đơn giản thì lại rất phức tạp.
8. Có một số người luôn thích làm hai việc: Khi người khác thành công thì ghen ghét đố kỵ, khi người khác thất bại thì liền chê cười. Mỗi chúng ta đều nên tu dưỡng để không là kiểu người này.
9. Mỗi người đều có hai con mắt song song với nhau, cho nên nhất định phải nhìn người khác với ánh mắt bình đẳng. Mỗi người đều có hai lỗ tai, ở hai phía trái và phải cho nên không thể thiên lệch, chỉ nghe một phía. Mỗi người tuy rằng chỉ có một trái tim nhưng lại được chia làm hai bên trái và phải, cho nên làm việc gì cũng không được chỉ nghĩ đến mình, mà phải nghĩ đến người khác nữa.
10. Thành thật không nhất định là phải nói lời chỉ trích, nói rõ ra khuyết điểm, sai lầm của người khác, nhưng nhất định là không được tán dương sai lầm của người khác.
11. Trên đời này chỉ có “người nghĩ không thông”, chứ không có “con đường không thông”.
12. Mọi người thường có thói quen dùng ấn tượng đầu tiên để định ra đó là người tốt hay xấu. Khi đã mặc định đó là người tốt thì sẽ “yêu ai yêu cả đường đi lối về”, khi cho rằng đó là người xấu thì liền phủ nhận hết tất cả. Đây có thể nói là một sai lầm.
Theo TB today

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

PHONG THUỶ KIÊNG KỴ CHO NGÀY TẾT 2017

Trong tâm thức của người Việt, Tết Nguyên đán là khởi đầu một năm mới. Ông cha ta cũng đã đúc kết và chiêm nghiệm những "điềm lành" và kiêng kỵ trong những ngày Tết như sau, mời quý độc giả tham khảo:
Hoa mai, đào nở sau Giao thừa: Nếu hoa mai, hoa đào nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may mắn đối với gia đình của bạn, báo hiệu một năm nhiều phúc lộc, đặc biệt là những bông hoa mai có nhiều cánh, hay những bông đào có nhiều cánh kép. 
Kết quả hình ảnh cho HOA MAI
Đặc biệt là sau Giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may, mọi người ai cũng cầu mong, vì sách có câu “Hoa khai phú quý”. Vì vậy từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu có hoa nở là điềm may mắn cho năm mới. May mắn nhất là có một hoặc vài bông hoa 6 cánh xuất hiện bất ngờ.
- Cây quất: Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân là lẽ tự nhiên, nên nếu nhà bạn có thứ cây xanh nhiều lộc nhiều lá như thế này trong nhà thì hãy để ý đến cành lá của chúng nhé, nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc. Nếu có đủ Tứ quý: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn và thành đạt cả năm. Nếu cây có một hoặc nhiều hoa nở sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, hoặc chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.
Kết quả hình ảnh cho CÂY QUẤT
- Xuất hiện chó lạ vào nhà, tục ngữ xưa có câu: "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang". Bởi tiếng mèo kêu là ngheo ngheo tức là nghèo nghèo, còn tiếng chó sủa gâu gâu thức là giầu giầu.
Kết quả hình ảnh cho CHÓ
Một chú chó lạ vào nhà đầu năm sẽ là điềm may mắn đối với gia đình bạn trong cả năm
Những điểm sau bạn cần phải kiêng kỵ trong dịp Tết nguyên đán:
- Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. 
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.
Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
- Kiêng quét rác ra khỏi nhà trong 3 ngày Tết: Người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ đi mất, tiền bạc sẽ không đến được với gia đình, và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn. Thế nên ngày 30, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
- Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Năm mới là thời điểm mà mọi người mong muốn những điều tốt lành nhất đến với bản thân, gia đình. Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh…
Kết quả hình ảnh cho QUẦN ÁO BÔNG HOA
Ngày Tết nên mặc những bộ quần áo sặc sỡ như thế này
- Kiêng khóc lóc, buồn tủi, nói những điều không vui và kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu hay mắng người khác: Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác.
- Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm, vỡ, bể là tạo nên sự chia cắt, đứt lìa. Đó thật sự là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.
- Kiêng cho nước, lửa: Thật không may cho nhà ai mùng một Tết có người đến nhà xin lửa, xin nước. Ngày mùng một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa có màu đỏ - là màu may mắn đầu năm mới, cho người khác cái đỏ trong ngày mùng một Tết thì sẽ khiến cho gia đình không giữ được tiền bạc, may mắn trong cả năm.
Kết quả hình ảnh cho LỮA
 Kiêng cho lửa những ngày đầu năm mới
Nước - vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc “Tiền vô như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Kết quả hình ảnh cho lu chứa đày nước
- Kiêng đi chúc Tết khi trong gia đình có tang. Nếu nhà có đại tang thì kiêng đi chúc Tết đầu năm. Các cụ xư quan niệm nếu những người có tang đến chúc Tết gia đình ai thì sẽ mang nỗi buồn chia sẻ cho gia đình đó. Ngược lại, bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
- Kiêng xuất hành ngày mùng 5: Mùng 5 tháng Giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. Ngoài ra trong ngày Tết, một số gia đình người Việt cũng kiêng ăn một số loại thực phẩm: thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ không được may mắn.
Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Song, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ./.

Theo Ngày nay

TỨ TƯỢNG TRONG PHONG THUỶ


Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy của phương Đông.

Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:

  • Thanh Long: của phương Đông
  • Chu Tước: của phương 
  • Nam Bạch Hổ của phương Tây
  • Huyền Vũ của phương Bắc


Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)

1. Huyền Vũ (Thuỷ)
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Hồng Kông, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
 Kết quả hình ảnh cho rùa đen
Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”
Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).

2. Bạch Hổ (Phong)
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Kết quả hình ảnh cho BACHJ HỔ
Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”

3. Thanh Long (Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
Kết quả hình ảnh cho rồng bay
  • Giác Mộc Giảo (sao Giác)
  • Cang Kim Long (sao Cang)
  • Đê Thổ Lạc (sao Đê)
  • PhòngNhật Thố (sao Phòng)
  • Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
  • Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)Cơ 
  • Thủy Báo (sao Cơ)


Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân

4. Chu tước (Hỏa)
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Kết quả hình ảnh cho chu tước
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
  • Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
  • Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
  • Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
  • Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
  • Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
  • Dực Hỏa Xà (sao Dực)
  • Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)


Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.



HEO THÀNH TINH BÁO THÙ

Rùng rợn chuyện heo "thành tinh" báo oán chủ lò mổ ở Sóc Trăng
Ít ai biết rằng đằng sau ngôi chùa Dơi còn có một khu nghĩa địa kỳ lạ chôn những chú heo được cho là đã … 'thành tinh'. Những câu chuyện heo “thành tinh” báo oán chủ lò mổ khiến nhiều người sởn da gà.
Hình ảnh có liên quan
Nghĩa địa độc nhất vô nhị và chuyện heo “thành tinh” báo oán
Cũng như những du khách khác, khi vào chùa Mã Tộc, còn gọi là chùa Dơi, ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Tây, tôi hòa mình vào dòng người đi thẳng ra vườn cây cổ thụ trong khuôn viên chùa để xem đàn dơi. Phải công nhận, khu vườn dơi vô cùng kỳ thú, với hàng nghìn con dơi khổng lồ treo lủng lẳng kín ngọn cây. Mặc gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả, mặc tiếng cười nói rổn rảng bên dưới, đàn dơi vẫn ngủ ngon lành, lấy sức sau một đêm miệt mài kiếm ăn. Ngôi chùa này là ngôi nhà an toàn nhất của chúng.
Khói hương tạ tội vì cả gan giết heo “thành tinh”
Sau khi thăm thú đàn dơi, tôi ngồi nghỉ ở chái chính điện ngôi chùa. Trên bậc thềm, một người đàn bà ăn mặc thời trang và một người đàn ông đang xì xụp chuẩn bị mâm lễ rất lớn, gồm đủ tiền vàng, gà luộc ngậm hoa, đặc biệt là một con heo vàng mã to như thật. Xưa nay, tôi chỉ thấy người đời làm vàng mã hình nhân, ngựa, rồng, xe cộ, máy bay, tên lửa … chứ tôi chưa từng thấy làm vàng mã bằng heo.
Tò mò, tôi theo người đàn ông và người đàn bà đi vòng ra phía sau chính điện chùa Mã Tộc. Họ đặt mâm lễ trước một ngôi mộ. Tôi thực sự bất ngờ, khi sau ngôi chùa không phải là bảo tháp cất xá lị của các sư trụ trì như thường lệ, mà là những ngôi mộ được xây cất theo hàng lối, có cả bia. Nhưng kỳ cục hơn, trên mỗi bia mộ vẽ hình một chú heo rất béo tốt, đẹp mắt, da trắng hồng. Có ngôi mộ ghi “Bà Hợi”, “Ông Hợi”, “Năm Hợi” …
Phía dưới tên là tuổi tác và thời gian sinh tử
Khi người phụ nữ khấn vái xì xụp một hồi, thì sai người đàn ông hóa vàng. Tôi rảo bước đi theo để bắt chuyện tìm hiểu. Anh này cởi mở cho biết: Anh là em chồng của người đàn bà kia. Vợ chồng anh trai của anh vốn là chủ một lò mổ lớn nhất nhì thành phố Sóc Trăng. Mỗi ngày, lò mổ của vợ chồng anh trai hóa kiếp hàng vài chục chú heo.
Vợ chồng anh ta là người Kinh, từ Bắc di cư vào, lại vốn vô thần vô thánh, nên chẳng quan tâm đến chuyện heo năm móng hay ba giò như đồng bào Khmer ở đây thường kể. Lò mổ của anh này có 7 thợ, mổ heo từ ba giờ sáng, đến năm giờ thì thịt đã ra thịt, xương ra xương để các lái buôn đến chở đi. Thông thường, anh ta cắt đặt công việc từ chiều hôm trước cho trưởng nhóm mổ, nhóm thợ cứ tự động làm. 5 giờ sáng, vợ chồng anh ta mới phóng xe đến để kiểm soát đầu ra, phân phối cho các đại lý đến lấy hàng.
Thế nhưng, hôm đó, vợ chồng anh này đến mà chưa con heo nào được mổ. Đám công nhân ngồi hút thuốc lào, uống nước chè chờ vợ chồng ông chủ tới. Anh này hỏi lí do, thì hai thợ mổ là người Khmer bảo rằng, có hai con heo đã … “thành tinh”, là do con người … hóa kiếp thành heo, nên không dám mổ. Hóa ra, trong đàn heo chuẩn bị mổ có hai con heo mà đồng bào ở đây gọi là heo năm móng và ba giò. Mấy thợ mổ người Kinh thì không hiểu gì, nhưng riêng hai thợ mổ người Khmer quê ở huyện Vĩnh Châu thì rất sợ hãi. Hai anh này còn đốt nhang cắm ngay cửa chuồng heo rồi khấn lấy khấn để. Nhìn cảnh ấy, đám thợ còn lại cũng hãi, không dám mổ heo, thống nhất chờ ông bà chủ đến giải quyết.
Quá tức giân, anh này đã sai thợ mổ mang chày cho mình. Rồi anh kêu nhóm thợ kéo lần lượt hai con heo mà thợ mổ của anh sợ hãi lên bàn mổ. Anh này vốn là thợ mổ lâu năm, nên mổ heo rất thuần thục. Mặc cho người vợ can ngăn, anh vung chày đập bốp một cái, chú heo há miệng quay đơ. Tay trái nắm tai, tay phải chích nhẹ, con dao bầu thấu cổ chú heo, máu xối ồ ạt ra chậu.
Chú heo “thành tinh” còn lại cũng chịu chung số phận. Để đám thợ không sợ hãi, anh trực tiếp cạo lông, rồi chỉ nhoáng nhoàng, thịt đã ra thịt, xương ra xương. Mổ xong, anh bảo: “Đây nhé, là heo chứ không phải là người nhé!”. Đám thợ còn lại thấy vía ông chủ thì chẳng sợ gì nữa, riêng hai anh thợ người Khmer thì mặt mũi tái nhợt, chân tay run lẩy bẩy.
Vụ mổ heo sẽ chỉ bình thường như vô vàn những lần mổ heo khác, nếu như không có sự kiện khủng khiếp diễn ra với ông chủ này. Ngay sáng đó, sau khi chọc tiết hai con heo năm móng và ba giò, trên đường chở vợ về nhà chiếc xe tải chạy ngược chiều đâm thẳng vào chiếc xe máy của vợ chồng anh ta, hất văng hai vợ chồng lên vỉa hè. Điều kỳ lạ là người vợ không hề xây xát, nhưng anh chồng thì bất tỉnh, máu me vương vãi khắp nơi. Cũng ngày hôm dó, đám thợ bỏ việc hết, không dám làm việc ở lò mổ này nữa.
Lò mổ đóng cửa từ đó, ông chủ nằm viện suốt hai năm trời, tiêu tốn bạc tỷ mới đi cà nhắc được. Chuyện xảy ra đã bảy năm nhưng vợ chồng chủ lò mổ vẫn còn hãi hùng. Từ đó đến nay, cứ vào ngày rằm, chị vợ lại chuẩn bị lễ lạt, hương khói ở nghĩa địa heo trong chùa Mã Tộc. Chị đã nhờ nhà chùa rước “linh hồn” hai chú heo “thành tinh” mà chồng chị sát hại về ngồi chùa này để thờ cúng, khói hương, mong “linh hồn” hai chú heo tha thứ.
Kết quả hình ảnh cho heo thanh tinh
Các bia mộ hình “Bà Hợi”, “Ông Hợi”, “Năm Hợi” …
Những câu chuyện rùng rợn về heo thiêng trả thù
Nghe xong câu chuyện kinh hãi về ông chủ lò mổ bị heo “thành tinh” báo oán, tôi vào chánh điện tìm gặp sư trụ trì. Tuy nhiên, bữa đó, Thượng tọa Kim Rêne, trụ trì chùa Mã Tộc đi vắng, chỉ có sư phó Tú Linh ở chùa tiếp khách. Sư phó Tú Linh bảo rằng, những chuyện đồn đại sợ hãi về những chú heo năm móng, ba giò có rất nhiều.
Chuyện này bắt đầu bởi một quan niệm mang tính chất tâm linh của người Khmer về những con heo quái thai. Người Khmer tin rằng những con heo có năm móng (năm móng chân, thay vì bốn móng như thông thường – PV) hoặc ba giò (một chân móng đen, một chân móng trắng gọi là heo ba giò – PV) chính là cố tinh của người. Người ta còn đồn rằng, nếu gia đình nào nuôi phải thì sẽ gặp chuyện lục đục chẳng lành, còn nếu giết heo thì người giết heo, thậm chí cả nhà đó sẽ phải đền mạng. Nhà nào có heo này, muốn bán cũng không có ai mua, cho không ai dám lấy, cứ phải nuôi đến khi nó chết, đem mai táng cẩn thận, thì may ra mới thoát nạn.
Sư phó Tú Linh kể, ngay tại ngôi làng Mahatup, cạnh chùa Mã Tộc, cách đây 10 năm, có một người đàn ông đang ngồi câu, thấy một con heo vừa to vừa béo thủng thẳng tiến lại gần. Chân con heo này đeo một chiếc vòng bạc. Nhìn qua ông này biết con heo là loài quái thai năm móng, được gia chủ đóng cho chiếc vòng bạc, rồi thả rông. Nó cứ lang thang “xin ăn” khắp nơi.
Vốn vô thần vô thánh, lại đang lúc túng đói, ông ta liền dắt heo về chọc tiết. Ăn không hết, ông ta đem ra bán ngoài chợ. Không ai biết đấy là thịt heo năm móng, nhưng chẳng hiểu sao cả buổi chợ hôm đó, không ai tiến lại chỗ ông ta hỏi mua thịt heo. Ngay đêm hôm đó, ông tự dưng bần thần, đôi mắt từ đờ đẫn chuyển sang dại, rồi điên khùng luôn. Vợ chồng, con cái sinh ra lục đục, đánh nhau chí chóe. Ông này điên khùng một thời gian thì lăn ra chết. Sau vụ ấy, người dân trong làng nhìn thấy heo năm móng hoặc ba giò đi dọc đường là kính cẩn chắp tay hành lễ.
Bà cụ là phật tử quét dọn trong chùa Mã Tộc cũng kể lại một chuyện không kém phần kinh hoàng. Cách đây 7 năm, một ông chủ lò mổ chở đến chùa xác một con heo vừa bị chọc tiết, máu vẫn còn chảy ròng ròng. Ông chủ lò mổ này cùng gia đình vừa khóc vừa lạy, mong nhà chùa hóa giải kiếp nạn vì lỡ mua và giết một con heo 5 móng.
Số là đám thợ mổ của ông không để ý, đến khi chọc tiết, làm lông mới nhìn đến móng chân nó, và đếm thấy có năm móng chứ không phải là bốn móng như thông thường. Nhà chùa lúc đó cũng làm lễ hóa giải. Ông này cũng xây mồ chôn heo tử tế, nhưng rồi ông ta cũng không thoát được sự báo oán của con heo “thành tinh” này. Hiện ông ta bị tâm thần, suốt ngày lang thang ở thành phố Sóc Trăng.

Còn vô vàn chuyện liên quan đến heo năm móng, ba giò báo oán hại người. Có thể những câu chuyện họ kể là thêu dệt, suy diễn, nhưng có một thực tế mà ai cũng lấy làm lạ, đó là người Khmer vùng Sóc Trăng coi loài vật này như ma quỷ hiện hình.

Ý NGHĨA CỦA BỮA CƠM GIA ĐÌNH

Ý nghĩa bữa ăn gia đình Việt Nam ngày thường

   Bữa ăn của người Việt thường thể hiện những đạo lý quan trọng thông qua hoạt động ăn uống là tình cảm nồng thắm, thủy chung, giản dị thanh bạch nhưng có tình có nghĩa.

     Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.

    Bữa cơm gia đình là linh hồn của sự đoàn tụ yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn con người, tạo nên tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ trong gia đình, đó cũng là lúc hai từ xum họp trọn vẹn ý nghĩa nhất.
     Chiều về là lúc người ta khát khao sự đoàn tụ, xum vầy và nỗi nhớ nhà cũng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Trong ánh lửa bập bùng, bên bếp than hồng tí tách, khói lam chiều tỏa lan từ mái rạ thân thương… cũng đủ khiến cho nỗi nhớ quê cồn cào. Miếng cà dầm tương, bát canh rau muống xanh non, nhớ đến xốn xang miếng cơm nắm với muối vừng. Nhớ… và thổn thức đến khao khát cháy lòng. Đó không phải là thứ ẩm thực cao sang nhưng lại chứa đựng tấm chân tình, là mảnh hồn thiêng liêng trong mỗi con người.

     Trong bữa ăn gia đình Việt Nam, người già và trẻ em thường được đặc biệt quan tâm. Khi xới bát cơm mời bố mẹ già, người con dâu trong nhà thường chọn phần cơm mềm, dẻo, không bao giờ đơm miếng cháy vào bát các cụ. Thức ăn trong mâm thường có phần riêng dành cho trẻ nhỏ, người già luôn được mọi người quan tâm.
Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện một không khí hoà đồng. Mọi người cùng ngồi xếp chân bằng tròn quanh chiếc mâm tròn và cùng gắp chung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm.
Ở đây không có sự phân biệt giữa các thành viên trong gia đình, nếu có những ưu tiên, nhường nhịn thì chỉ là những quy ước tự giác không bắt buộc nhưng tuân thủ các quy tắc ấy chính là thể hiện một lối sống có văn hóa.
     
     Khi có người khách được mời tham dự vào bữa cơm trong gia đình, thì người khách bao giờ cũng được mời ngồi ở mâm ưu tiên, vị trí ưu tiên (nếu như có nhiều mâm) và chủ nhà hết sức ân cần chăm sóc khách.
Bữa ăn gia đình và đặc biệt là bữa ăn gia đình nhiều thế hệ là một môi trường văn hóa, một không gian văn hóa thể hiện một quá trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa khá độc đáo của người Việt. Ở đây, mọi yếu tố văn hóa không chỉ chuyển tải trong chuyện ăn gì mà còn luôn luôn được gìn giữ trong khuôn phép cổ truyền, một lối ăn theo trật tự truyền thống.

     Người Việt thường ăn phụ vào buổi sáng với các thức quà vặt (như các loại bánh, xôi, cháo, phở, bún). Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam diễn ra vào buổi trưa và/hoặc buổi tối, thông thường là khi gia đình đã tụ họp đông đủ. Bữa ăn chính của người Việt thường bao gồm một món chủ lực (cơm), một món gia vị (nước chấm) và ba món ăn cơ bản đủ chất và cân bằng âm dương:
Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người có một cái bát nhỏ và đôi đũa của riêng mình)

     Một bát nhỏ đựng nước chấm (nước mắm, tương hoặc xì dầu) cả gia đình dùng chung.
     Một món mặn có chất đạm động vật và chất béo được luộc, rán hoặc kho.
     Một món rau luộc hoặc xào, hoặc rau thơm, rau sống, dưa muối.
     Một món canh có thể đậm đà, cầu kỳ nhưng cũng không hiếm khi chỉ đơn giản là một bát nước luộc rau.

     Hiện nay, do đời sống được nâng cao hơn, cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật. Bên cạnh xu hướng một số vùng miền (nhất là những vùng thôn quê) vẫn còn bày vẽ càng nhiều món trên mâm càng tốt, nhiều gia đình thành thị lại chú trọng xu hướng tinh giản bằng cách chỉ nấu một món trọng tâm có đủ chất đạm và các loại rau bày lên mâm, ăn kèm với các loại rau dưa lặt vặt khác.
Một số gia đình làm các món ăn đặc biệt nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, những món cầu kỳ mà ngày thường ít có thời gian để làm. Bát nước chấm chung nay cũng dần được nhiều gia đình, hoặc các nhà hàng cầu kỳ san riêng ra bát cho từng người để hợp vệ sinh hơn, và có nhiều loại nước chấm khác nhau tùy theo trong bữa có loại đồ ăn gì.

     Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam hiên đại cũng đã có những người nội trợ thông thái biết: Chọn mua và bảo quản thực phẩm, biết bảo quản chế biến thực phẩm để giữ mãi ngọn lửa thiêng liêng hồn bếp Việt - tinh hoa ẩm thực, tinh hoa sự sống và tinh hoa hạnh phúc gia đình.
GS.TS Nguyễn Trọng Đàn

CÁCH BỐ TRÍ BÀN THỜ NGÀY XUÂN

Sắp xếp bàn thờ thần Phật, gia tiên thế nào để gặp nhiều may mắn?

Trong quan niệm của người Việt, ban thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.

Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?
Người xưa có câu “ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân”, dịch nghĩa “khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân của cha mẹ”.
Người ta sinh ra có được sinh mệnh, được sống đến ngày nay là nhờ vào tổ tiên. Tổ tiên giống như gốc cây đại thụ nuôi dưỡng để cành lá khỏe mạnh xanh tươi, tượng trưng cho con cháu phát triển. Vì vậy, nếu không có tổ tiên duy trì nòi giống truyền từ đời này sang đời khác thì cũng không có con cháu ngày nay. Tục thờ cúng tổ tiên chính là sự ghi nhớ công ơn và là cách để chăm chút cho cái gốc của mình, gốc có tốt thì cây mới phát triển ra hoa kết trái. Người ta thường nói, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu là như vậy.
Ngoài ra, trong lịch sử tín ngưỡng người Việt, thờ cúng thần linh đã có từ lâu đời, do cuộc sống dựa chủ yếu vào tự nhiên nên người xưa lập đàn kính tế quỷ thần, mong giảm bớt thiên tai đem đến phúc lộc. Dễ dàng nhận thấy ngoài các ngôi đền lớn nhỏ ở khắp các địa phương thì ngày nay trong nhiều gia đình vẫn có bát hương thờ thần Phật để tiêu tai nạp phúc, sự nghiệp thuận lợi, hưng vượng nhân đinh, là nơi gửi gắm niềm tin của cả gia đình.
Thần Phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên. Cho dù đặt riêng hay đặt chung với bàn thờ gia tiên thì cũng đều có những nguyên tắc cần tuân thủ: Gia tiên là chủ nhân, thần minh là khách quý, có thể chấp nhận có chủ nhân nhưng không có khách, không được có khách mà không có chủ. Nếu vừa có chủ vừa có khách cùng chung một bàn thờ là lý tưởng nhất.
Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.
Quan niệm phong thủy thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.
Sắp đặt ban thờ theo quan niệm phong thủy
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng. Ban thờ thần Phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.
Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Ban thờ có thờ chung thần Phật và bài vị tổ tiên thì thần Phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.
Tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần Phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát
Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.
Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.
Số lượng thờ thần Phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
Bát hương thờ thần Phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: thờ Phật và Quan Âm chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.
Những điều cấm kị khi sắp xếp ban thờ
Người xưa quan niệm có rất nhiều cấm kị tại vị trí đặt ban thờ: Không được dựa vào trụ nhà, không được có cửa sổ bên cạnh (do không thể tụ được khí). Ban thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.
Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.
Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt. Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.
Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Nếu ban thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải, nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn sơn đỏ để tránh tranh chấp nhau.
Ban thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho rằng ban thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu ban thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.
Ban thờ không được xung với đường đi: Ban thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.
Ban thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu ban thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà gặp nhiều bệnh tật đau đớn.
Nếu ban thờ đối diện với nhà bếp dễ khiến nguời trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đặt đối diện với cầu thang, chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn đổ máu. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
***
Ngày Tết là thời điểm quan trọng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết và cũng không được phép quên trang hoàng nơi thờ cúng. Công việc này thông thường bắt đầu từ ngày 23/12 âm lịch, thời điểm tiễn táo quân lên thiên đình bẩm báo công việc ở hạ giới trong năm theo phong tục Việt Nam...
Tập tục thú vị về tiễn – đón Táo quân
Người xưa cho rằng ngày Tết hết sức quan trọng do nó quyết định vận thế, sự nghiệp và tài lộc cho cả năm sau: Táo quân cai quản khói lửa ở hạ giới, lại thường ở trong bếp nên biết hết chuyện hay dở của gia đình trong cả năm, sau khi nghe thông báo xong Ngọc hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể là khen thưởng cũng có thể là quở phạt.
Vì vậy, trước khi Táo quân lên thiên đình người ta bày lễ cúng để Táo quân “nói tốt” cho nhà mình. Tục xưa thường để bàn thờ, bài vị của Táo công treo trên tường nhà bếp, thần vị làm bằng giấy vẽ hình táo quân và một bát hương, cúng vào buổi sáng và buổi tối, nhưng ngày nay không còn phong tục này nữa.
Đồ cúng táo quân thông thường là các loại kẹo bánh có vị ngọt, hi vọng thần ăn đồ ngọt sẽ không bẩm báo những chuyện nhỏ nhặt với Ngọc đế. Sau khi cúng tế xong đem đồ ngọt bôi quanh miệng bếp, tượng trưng miệng thần quân dẻo ngọt không bẩm chuyện xấu của nhà mình với Ngọc hoàng. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì cúng thêm một con gà trống để mong đứa trẻ phát triển khỏe mạnh.
Khi cúng tiễn thần bếp, người ta thường phải tắm rửa sạch sẽ, dùng muối, hoa, tinh dầu, lá bưởi hoặc các loại lá thơm làm nước tắm, sau khi tắm xong thay quần áo sạch sẽ rồi mới cúng.
Có tiễn thần thì cũng có đón thần, ngày nay khi nghe thấy từ “đón thần”, có lẽ nhiều người liên tưởng đến đón thần tài, nhưng thực ra đón thần ở đây lại là tập tục quan trọng hơn so với tiễn thần. Sau khi Táo quân được tiễn lên trời để bẩm báo với Ngọc hoàng, ngày 25/12 là ngày nghỉ, Ngọc hoàng sẽ dẫn quần thần xuống nhân gian thị sát vì vậy ngày này hết sức quan trọng.
Người xưa quan niệm do ngày đó Ngọc hoàng xuống hạ giới nên trong mọi người đều rất cẩn trọng về phẩm cách của mình: Không đánh cãi chửi nhau, không nói bậy, không đòi – vay nợ, không phơi quần áo… Tuy vậy đây chỉ là quan niệm ngày xưa, ngày nay hầu như không còn nghi thức này nữa.
Sau khi tiễn Táo quân xong mọi người mới bắt đầu được quét dọn, tục gọi là “quét tàn tinh” nhưng nếu năm đó nhà có tang ma thì không được quét, kiêng khói bụi bay vào mắt người chết. Việc quét dọn, kê lại đồ đạc lại toàn bộ nhà thường được thực hiện sau khi tiễn ông táo là do lúc này các thần đã về trời bẩm báo công việc, chỉ còn một số thần nhỏ ở lại “trực” để duy trì trật tự, nếu có xê dịch làm đảo lộn đồ đạc thì cũng không mạo phạm đến thần.
Sau quét dọn mới đến phần “lau rửa”, ngoài ý nghĩa làm vệ sinh môi trường xung quanh, lau chùi rửa sạch đồ đạc trong gia đình còn có ý nghĩa quan trọng hơn đó là sự thanh tịnh trong thâm tâm, phản tỉnh những sai lầm trong cả năm. Người xưa cho rằng nếu chỉ chăm chút bề ngoài mà không coi trọng sự thay đổi hướng thiện trong tâm hồn thì hiệu quả trừ bỏ những cái xấu của năm cũ có làm cũng như không.
Đặc biệt là những người trong năm ấy gặp nhiều sự cố phát sinh khiến công việc và cuộc sống không như ý muốn, tự cho rằng mình gặp đen đủi, muốn tìm cách để thay đổi tương lai, hi vọng năm mới tốt đẹp hơn sẽ nhân cơ hội này phản tỉnh cũng như tổng kết sai lầm trong cả năm, rút ra kinh nghiệm để năm mới thuận lợi hơn.
Cách trang hoàng ban thờ trong ngày Tết
Phần quan trọng nhất là ban thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được. Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn ban thờ theo như phong tục cổ nhân.
Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.
Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt; cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.
Trên đây là tập tục của người xưa ghi chép lại trong các thư tịch cổ, những công việc tỉ mỉ khi chăm sóc bàn thờ gia tiên cũng là cách để tăng thêm phần không khí ngày Tết. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên không hẳn tất cả những tập tục trên còn phù hợp. Xin nêu lại tập tục cổ nhân như một cách để bạn đọc tham khảo, thêm phần hiểu biết về phong tục tập quán của người xưa trong những ngày xuân đang tới với hi vọng mọi người sẽ gặp những may mắn mới, thành công mới.
Theo Hùng Bùi - PLVN