Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

ĐẠT TỚI ĐỈNH CAO CỦA "NHẪN"

Trong cuộc sống, nhiều khi sẽ gặp việc không như ý, phải nghe những lời nói khó nghe. Tuy nhiên, khi đối diện với điều này, tâm thái ra sao, tức giận hay mỉm người bỏ qua … Đều sẽ phản ánh mức độ tâm tính của một người.

Nghe Tô Đông Pha nói xong, vị thiền sư vẫn mỉm cười đối mặt. (Ảnh: Internet)

Cư sĩ Tô Đông Pha triều Tống là một Phật tử thành kính, trong thời gian bị giáng chức và chuyển đến Giang Bắc, ông thường cùng với một vị thiền sư ở Kim Sơn bên kia sông bàn luận về đạo. Có một lần, Tô Đông Pha viết một bài kệ ngũ ngôn (kệ là bài thơ trong kinh Phật): “Kê thủ thiên trung thiên, hào quang chiếu đại thiên; bát phong xuy bất động, đoan tọa tử kim liên” (Chắp tay thiên trung thiên, hào quang chiếu Đại Thiên; bát gió thổi bất động, ngồi ngay ngắn tựa hoa sen). Rồi phái người đưa thư sang sông, gửi cho vị thiền sư. 

Tô Đông Pha ngóng chờ “tin vui” quay về, cứ đinh ninh rằng thiền sư sẽ tán thưởng mình. Không ngờ rằng khi mở thư ra, vừa nhìn, chỉ thấy thiền sư viết hai chữ to xiên xẹo “Thối lắm”. Tô Đông Pha tức giận muốn tìm thiền sư để nói lý, lập tức kêu thư đồng vội vàng chuẩn bị thuyền qua sông, muốn đích thân đến Kim Sơn một chuyến. 

Tô Đông Pha đi thẳng đến phòng của vị thiền sư, đang định nhấc tay gõ cửa đi vào thì chợt phát hiện trên cửa dán một tờ giấy viết: “Bát phong xuy bất động, nhất thí quá giang lai” (Bát gió thổi bất động, một cái rắm qua sông). 
Về lý mà nói thì một người xuất gia có tu dưỡng, không thể tùy tiện ác khẩu mắng chửi người khác. Nhưng nếu thật có thể đối mặt với lời nhục mạ mà vẫn vui cười, vậy thì mới đích thực là tu dưỡng và tâm tính đạt đến trình độ rất cao.
Đây là một câu chuyện vô cùng bất nhã, nhưng lại có thể phản ánh ra tâm tính chân thực của người tu luyện.

Trong câu chuyện này Tô Đông Pha không chấp nhận được sự xấu hổ này. Ông tọa thiền cùng và vị thiền sư, và hỏi: “Ông xem ta hiện tại tư thế ngồi thiền là giống cái gì?”. Thiền sư nói: “Giống một pho tượng Phật”. 

Thiền sư hỏi Tô Đông Pha: “Vậy ông xem dáng ngồi của ta giống cái gì?”. Tô Đông Pha trả lời: “Giống một đống cứt trâu!”. 

Thiền sư mỉm cười, hai tay hợp thập nói: “A di đà Phật!”. 
Tô tiểu muội nghe xong đầu đuôi, bèn nói : “Ca ca, hôm nay huynh bị thua thảm rồi! Bởi vì thiền sư trong tâm tất cả đều là Phật, cho nên nhìn chúng sinh đều là Phật, còn trong lòng huynh thì toàn bộ đều là dơ bẩn không tịnh, mới nhìn thấy lục căn thanh tịnh của thiền sư giống như đống cứt trâu. Đây chẳng phải là thua thật thảm hại sao?”. 

Còn gì nhục nhã hơn khi bị người khác nói mình giống một đống cứt trâu? Nhưng vị thiền sư vẫn mỉm cười đối mặt. Cái gọi là “Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu”, chỉ có thể là hữu dụng vô mưu; Hàn Tín có thể chịu nhục chui háng, vậy mà ông lại có thể trở thành một đại tướng quân dũng mãnh, bách chiến bách thắng. 

Một ví dụ khác tương phản là việc Dương Chí ngộ sát tên vô lại Ngưu Nhị trong “Thủy Hử” , lại diễn tả đích thực một chữ lễ . 
Dương Chí nhất thời nóng giận đã đâm chết tên vô lại Ngưu Nhị. (Ảnh: Internet)
Dương Chí sau khi làm đến chức Điện Tư Chế sứ quân, được giao nhiệm vụ tải đá hoa về nộp kinh sư. Chẳng may đi đến giữa sông Hoàng Hà, bị gió lốc làm đắm thuyền, mất cả đá hoa cho nên phải trốn đi nơi khác, lánh nạn chốn giang hồ, không dám về kinh nữa. Cho đến khi lộ phí đi đường đã hết, ông đã đến cầu Thiên Hán bán bảo đao tổ tiên truyền lại để lấy tiền tiêu. Ở đây ông lại gặp một kinh sư nổi danh nay sa cơ thất thế, tên là Một Mao Đại Trùng Ngưu Nhị, chuyên quấy rối ở trên đường, gặp ai cũng đụng vào, la lối hành hung.

Ngưu Nhị muốn mua đao nhưng lại không muốn trả tiền, còn nói: “Ngươi dám giết ta không?”, “ngươi là nam tử hán, hãy chém ta một đao xem”. 
Bị Dương Chí xô ngã ra sau, Ngưu Nhị bò dậy, húc vào bụng Dương Chí, lại vung tay lên đánh Dương Chí. Dương Chí giận dữ, nổi máu nóng lên cầm đao nhằm vào giữa trán Ngưu Nhị chém một nhát, khiến hắn ngã lăn quay xuống đất, rồi nhảy sấn vào đâm thêm mấy nhát vào bụng Ngưu Nhị, khiến máu chảy lênh láng ra đường.

Dương Chí đến phủ Khai Phong tự thú, bị giam vào tử ngục. Dân chúng trên cầu Thiên Hán đều cảm động và biết ơn Dương Chí đã vì dân trừ hại, già trẻ đều góp tiền chạy tội cho ông. Cuối cùng Dương Chí được miễn tội chết, chỉ bị tội “đánh nhau sát thương, ngộ sát mạng người” , bị xăm chữ lên mặt và lưu đày. 

Đối mặt với việc bất nhã, lời lăng nhục, sẽ có thể phản ánh ra cảnh giới tâm tính chân thực của một người, cái gọi là “nhất thời nóng giận” cũng là biểu hiện tâm tính của người đó. Bình tĩnh và lý trí kiềm chế chỉ là một sự khởi đầu; “nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành”, đối với người tu luyện không phải là cố nén tức giận, mà là không động tâm – Đó là một loại trí huệ rộng lớn trong sáng, khoan dung từ bi, một loại thoải mái tự tại. 

Giới tu luyện cho rằng sinh mệnh con người đến từ cao tầng của vũ trụ. Theo ý nào đó mà giảng, thế gian là một thùng thuốc nhuộm lớn, là một hố phân mà con người không tự biết. Bởi vì con người ở trong hoàn cảnh khổ như vậy, mà còn có nguyện muốn tu luyện, điều này là cực kỳ đáng quý, vì thế trong kinh Phật giảng: “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”. (st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét