Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

HỌC LÀM NGƯỜI

Có một cậu thanh niên, từ ngàn dặm xa xôi tìm đến chỗ một vị tiền bối có trí tuệ thuộc loại nhất nhì thiên hạ, và hy vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo của lão tiền bối để trở thành người có trí tuệ.

Lúc cậu thanh niên đến, lão tiền bối được mệnh danh là trí giả đại sự này, đang quay nước ở giếng. Sau khi nhìn thấy cậu thanh niên liền nói: “Ngươi có thể không nói gì, giữ im lặng 10 phút chờ ta được không?. Nếu làm được vậy, ta sẽ cho dạy cho ngươi, thế nào gọi là trí tuệ”. 
Cậu thanh niên nói: “Chỉ cần im lặng thôi sao? Điều này thật là đơn giản!”. Nói xong, cậu ta liền bấm đồng hồ bắt đầu tính thời gian. 

Thấy cậu thanh niên tính thời gian, vị tiền bối ung dung thả thùng xuống giếng quay nước lên, rồi đổ nước vào thùng lớn ở bên cạnh, cứ như vậy ông quay nước lên rồi đổ vào thùng.
Nhưng lúc này, cậu thanh niên bỗng nhiên lại trợn mắt há mồm, tay chân loạn xạ, liên tục chỉ xuống đất. Lão tiền bối dường như không nhìn thấy gì, vẫn thong thả tiếp tục quay nước đổ vào thùng. Sau 4, 5 lần chỉ trỏ ra ký hiệu mà vẫn không thấy mà vị tiền bối nhận ra, cậu thanh niên không thể chịu đựng được nữa, liền mở miệng hảo tâm nhắc nhở vị tiền bối:

“Trí giả đại sư, ông thật là ngốc, ông không thấy cái thùng bên cạnh chân ông bị thủng một lỗ lớn rồi sao?”. 


Lão tiền bối cúi mặt xuống nhìn xong rồi nói: “Ồ, đúng rồi, nước đổ vào thùng đều chảy ra ngoài hết, thật cảm ơn cậu đã nhắc nhở”. 


Nói xong, lão tiền bối ngẩng đầu lên, và tiếp tục với cậu thanh niên: “Xin thứ  lỗi, cậu có thể đi được rồi, bởi vị cậu còn ngốc hơn cả ta, ngay cả việc giữ im lặng 10 phút cũng không làm được, thì làm sao có thể trở thành người trí tuệ được?”. 

Cậu thanh niên nhìn vào đồng hồ, đúng là chưa đến 5 phút, cậu ta đã mở miệng ra nói rồi. Chỉ vì hành xử theo suy nghĩ của mình mà cậu thanh niên đã lỡ mất cơ hội học hỏi. Thực ra lão tiền bối ngay từ đầu đã biết cái thùng bị thủng rồi, là ông muốn nhắn nhủ với những người đến học rằng, đừng dùng tầm mắt của mình để nhìn thế giới.
Tích lũy tài phú cũng giống như việc lão tiền bối múc nước vào thùng
Nếu đời người giống như một thùng nước lớn, và chúng ta mỗi ngày lấy thùng nhỏ, múc nước đổ vào thùng lớn. Nhưng cái thùng lớn của mỗi người đều bị rò, chỉ là nhiều hay ít, rò nhanh, hay rò chậm mà thôi.
Người có thùng rò nhanh, thì trong thùng lúc nào cũng trống rỗng; người có thùng rò chậm mà lại múc được nhiều nước vào, thì vẫn có thể múc đầy thùng.
Người tích được cả thùng nước lớn, gọi là người giàu; người tích được nửa thùng trở lên được gọi là người có tài sản; người mà nước trong thùng chỉ có chút ít, là người nghèo.
Muốn giàu thì phải học hỏi nhiều, tích lũy được nhiều kiến thức, phải được kiếm nhiều tiền, và tất nhiên chi tiêu phải ít hơn số tiền kiếm được rất nhiều.
Nếu số bạn không được sinh vào gia đình có điều kiện tốt, mà lại không có dũng khí xây dựng sự nghiệp, tức là bạn không có khả năng múc được nhiều nước, thì hãy tìm cách giữ nước lại, làm nó rò đi thật ít, thật chậm, hãy học cách tích lũy tiền. Nếu làm đước như vậy thì bạn vẫn có thể một tiểu phú.

Trở thành một tiểu phú kỳ thực rất dễ! 

Bạn ngưỡng mộ những người có thùng nước đầy, nhưng thùng nước của mình thì mỗi ngày bị rò hết, thì hãy xem chúng ta có nguyện ý im lặng 10 phút hay không. Mỗi ngày hãy dành 10 phút, ghi lại tất cả những khoản chi tiêu của bạn lại, cuối tháng kiểm tra xem tháng này bạn đã đổ vào thùng được bao nhiêu tiền, và đã bị rò ra ngoài bao nhiêu, sau đó hãy cân đối lại chi tiêu tạo ra cho mình một khoảng tích lũy  liên tục và đều đặn.
Trở thành tiểu phú thật đơn giản, nhưng vấn đề là bạn có rèn luyện được thói quen dành dụm tiền hay không?
Nếu bạn không biết tích lũy tiền, thậm chí cho rằng tích tiền cũng không thể trở thành người có tiền, thì bạn cũng giống như người thanh niên đi tìm trí tuệ kia. Vẫn làm theo cách nghĩ đã được hình thành sẵn của mình, đương nhiên sẽ không thể làm giàu.
Không có thói quen quản lý tài chính, cũng giống như thùng bị hổng lỗ lớn, hãy phát hiện sớm, và vá nó lại, ít nhất bạn cũng là một tiểu phú! Chúc bạn có cuộc sống 
hạnh phúc!

 Theo TB today

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét